Hiển thị các bài đăng có nhãn Kế toán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kế toán. Hiển thị tất cả bài đăng

Quy định giới hạn chi phí lãi vay doanh nghiệp cần ghi nhớ

Đỗ Huy 13:09 Thêm bình luận

Quy định giới hạn chi phí lãi vay có thể khiến hàng loạt doanh nghiệp lớn phải đóng thêm hàng trăm tỷ tiền thuế mỗi năm

quy dinh chi phi lai vay
Quy định chi phí lãi vay

Nghị định 20 có hiệu lực từ 1/5/2017 có thể tác động đến một loạt doanh nghiệp nhà nước và tư nhân lớn như EVN, Masan, HAGL... - những doanh nghiệp luôn có dư nợ vay và cho vay lại các bên liên quan với giá trị lớn.



Cuối tháng 2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định này có hiệu lực từ 1/5/2017 được kỳ vọng là có thể hạn chế được tình trạng chuyển giá trong khối doanh nghiệp FDI thông qua các giao dịch giữa các doanh nghiệp có mối liên kết về sở hữu, quản trị…
Nhưng dù có tinh thần chung là chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI, Nghị định 20 lại có một nội dung "nằm ngoài mục tiêu này", làm khó các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các đối tượng đang hoạt động theo mô hình tập đoàn hiện đại (holding), bao gồm công ty mẹ - công ty con.
Theo mô hình này, các tập đoàn muốn lớn mạnh, phát triển lâu dài sẽ phải mở rộng lĩnh vực hoạt động, bằng cách góp vốn vào các công ty con với tỷ lệ trên 51%. Các công ty con này để đầu tư dự án sẽ cần vốn. Tuy nhiên, vì mới thành lập, các đơn vị này không thể tự vay vốn từ bên ngoài mà phải viện đến công ty mẹ.
Lúc này, công ty mẹ đóng vai trò "trung ương" sẽ là đầu mối huy động vốn vay từ các nguồn trong nước và nước ngoài, sau đó chuyển tiếp phần vốn này cho các công ty con. Mô hình này được đánh giá tiên tiến và được các nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới áp dụng, bởi điều này vừa giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn, vừa tối ưu vì hoạt động điều phối sẽ được tập trung về một đầu mối là công ty mẹ. Các công ty con sẽ chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, khoản 3, điều 8 của Nghị định 20 lại đang làm khó cho cho mô hình này phát triển, bởi quy định: Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được trừ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh cộng với lãi vay và chi phí khấu hao trong kỳ(một chỉ tiêu gần tương đương với EBITDA). Khi đó, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.​
Bên cạnh đó, hướng dẫn của Nghị định 20 về khống chế chi phí lãi vay là chưa đủ rõ ràng và dự thảo thông tư sắp ban hành cũng không hướng dẫn cụ thể thêm dể doanh nghiệp có thể hiểu và thực hiện.
Nhiều ý kiến cho rằng định nghĩa chi phí lãi vay cũng chưa rõ ràng:
+ Là lãi đi vay thuần túy hay bao gồm lãi trả chậm, trả góp
+ Chi phi lãi vay có được cấn trừ với thu nhập cho vay, theo OCED là được cấn trừ
+ Phạm vi ngưỡng 20% chỉ áp dụng với các khoản vay từ bên liên kết hay cả khoản vay từ bên độc lập (tức mọi khoản vay)
Để đánh giá tác động của Nghị định 20 lên các doanh nghiệp có nhiều giao dịch đi vay rồi cho vay với các công ty con, công ty liên kết, chúng tôi đã phân tích số liệu tài chính riêng công ty mẹ của 3 doanh nghiệp điển hình gồm Masan Group, Hoàng Anh Gia Lai và EVN.
Các doanh nghiệp này đều có dư nợ vay và cho vay lại đều rất lớn. Chẳng hạn, công ty mẹ Masan Group tại thời điểm cuối năm 2016 vay nợ gần 7.700 tỷ đòng thời có hơn 7.000 tỷ đồng cho vay và phải thu đối bên liên quan. Đối với EVN, con số này còn lớn hơn rất nhiều: đến cuối năm 2015, công ty mẹ trực tiếp đi vay gần 240.000 tỷ và cho vay lại gần 180.000 tỷ đồng.
Năm 2016, EBITDA của công ty mẹ Masan Group là hơn 1.400 tỷ đồng. Nếu chiếu theo quy định của Nghị định 20, doanh nghiệp này chỉ được khấu trừ 280 tỷ đồng chi phí lãi vay trong khi chi phí lãi vay thực tế là 613 tỷ đồng.
Tức Masan sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất hiện hành 20% trên phần lãi vay bị vượt quá là 66 tỷ đồng = 20%*(613-280).
Nếu tính trên cơ sở cấn trừ giữa chi phí lãi vay và thu nhập cho vay thì chi phí lãi vay ròng của năm 2016 chỉ còn vỏn vẹn 5 tỷ đồng và hoàn toàn đáp ứng được quy định.
Tương tự đối với HAGL và EVN, nếu giới hạn chi phí lãi vay chỉ 20%, các doanh nghiệp này sẽ phát sinh thêm số thuế lên tới vài trăm tỷ đồng.
Đại diện một doanh nghiệp chia sẻ: “Đối với các khoản vay mà công ty mẹ vay về và cho công ty con vay lại thì chi phí lãi vay phát sinh tại cả công ty mẹ và công ty con tính trên cùng một khoản vay và sẽ bị áp trần 2 lần. Phần chi phí lãi vay vượt trần sẽ bị tính thuế 2 lần tại 2 công ty.
Do đó, nếu áp dụng quy định hạn chế tỷ lệ chi phí lãi vay được khấu trừ sẽ không khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh trong nước khi hầu hết các DN trong nước đều có khả năng bị điều chỉnh bởi Nghị định này. Đặc biệt, quy định tạo ra rào cản việc cho vay nội bộ nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con làm mất đi khả năng điều tiết sức mạnh chung của một tập đoàn và cơ hội đầu tư dài hạn vào các ngành nghề cần vốn lớn, có ý nghĩa lâu dài cho nền kinh tế.

Nhất định bạn phải xem: 


Kiến Khang
Theo Trí thức trẻ

Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý

Đỗ Huy 13:03 Thêm bình luận

Làm thế nào để các khoản chi phí phát sinh được tính hết vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Hầu hết các khoản chi phí nếu không thõa mãn 1 hoặc nhiều điều kiện cùng lúc thì sẽ bị gạt ra chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Chi phí lãi vay cũng không ngoại lệ. Vậy điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý, hợp lệ là gì?

Bạn tham khảo thêm: quy định chi phí lãi vay cho doanh nghiệp


Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý:

điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý
Điều kiện cần để chi phí lãi vay hợp lý

1. Vốn điều lệ theo giấy phép đăng ký kinh doanh phải được các cá nhân liên quan góp đầy đủ.

Theo Khoản 2.18, Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì:
– Nếu DN đã góp đủ số vốn điều lệ theo tiến độ quy định thì các khoản chi phí lãi vay phát sinh đều được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN nếu đồng thời thõa mãn các điều kiện khác nêu ở dưới.
– Nếu DN chưa góp đủ số vốn điều lệ theo tiến độ quy định thì các khoản chi phí lãi vay sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN, cụ thể:
+ Nếu số tiền vay bé hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ chi phí lãi vay phát sinh đều là chi phí không được trừ.
Ví dụ 1:
DN A đăng ký vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh là 6 tỷ đồng, nhưng thực tế mới chỉ góp đủ 5 tỷ đồng. Tại thời điểm này, DN A đi vay vốn 1 tỷ, giả sử lãi suất vay hợp lý là 1%/tháng.
Vì thiếu 1 tỷ đồng chưa góp vốn điều lệ nên phần chi phí lãi tiền vay tính trên 1 tỷ đồng này, tương đương: 1 tỷ *1% = 10 triệu đồng/tháng sẽ là chi phí không hợp lý khi tính thuế TNDN.
+ Nếu số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu thì:
TH1: Nếu DN phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi phí lãi vay không được trừ khi tính thuế TNDN tính bằng: tỷ lệ % giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng tiền vay * tổng số lãi vay. Phần còn lại là chi phí được trừ.
Ví dụ 2:
Giấy ĐKKD thành lập DN B cấp ngày 02/9/2015, DN B đăng ký vốn điều lệ 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập tức ngày 02/9/2015. Thực tế, tại ngày này, các thành viên mới chỉ góp đủ 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ còn thiếu là 4 tỷ đồng. Trong năm 2015, DN vay vốn kinh doanh 2 lần với tổng số tiền vay là 6 tỷ đồng, lãi suất 1%/tháng, tổng tiền lãi vay đã trả là 240 triệu đồng. Ngày 02/12/2015 các thành viên đã góp đủ số vốn điều lệ còn thiếu. Ngày 02/01/2016 DN B trả toàn bộ số tiền  vay (vay trong vòng 4 tháng tính lãi vay = 6 tỷ *1%/tháng*4 tháng = 240 triệu đồng).
Như vậy, số lãi vay không được trừ khi tính thuế TNDN là: 66,67%*240 triệu đồng = 160.008.000 đồng.
Phần còn lại là chi phí hợp lý (đáp ứng điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý)
240 triệu – 160.008.000 = 79.992.000 đồng
(66,67% chính là tỷ lệ % số vốn còn thiếu là 4 tỷ trên tổng số tiền vay là 6 tỷ)
TH2: Nếu DN phát sinh 1 khoản vay duy nhất, thì khoản chi phí lãi vay không được trừ tính bằng: số vốn điều lệ chưa góp đủ *lãi suất* thời gian chưa góp đủ vốn theo quy định. Phần còn lại là chi phí được trừ. Đáp ứng điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý, hợp lệ.
Ví dụ 3:
Cũng ví dụ 2 nhưng DN B chỉ vay 1 lần, thì số chi phí lãi vay không được trừ được tính bằng: 4 tỷ*1%*3 tháng = 120 triệu đồng. Phần còn lại là chi phí lãi vay hợp lý: 240 triệu – 120 triệu = 120 triệu
(DN vay vốn trong vòng 4 tháng và góp vốn đủ trong vòng 3 tháng, tức 3 tháng là thời gian thiếu vốn điều lệ theo tiến độ).
Chú ý:
Theo Luật DN số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 thì: Các thành viên tham gia góp vốn cho DN phải góp đủ vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy ĐKKD. Nếu quá hạn trên mà vẫn chưa góp đủ thì DN sẽ phải điều chỉnh lại số vốn điều lệ của mình.

2. Phải có hợp đồng vay tiền cho dù là vay của đối tượng là tổ chức hay cá nhân nào.

Trên hợp đồng vay nêu rõ các nội dung về: tổng số tiền vay, lãi suất cho vay và kỳ hạn.

3. Nếu DN vay tiền của cá nhân mà không phải vay của các tổ chức tín dụng hay các tổ chức kinh tế thì:

– Lãi suất vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm thực tế vay.
Ví dụ:
DN C vay tiền của cá nhân 300 triệu đồng, lãi suất 1,5%/tháng. Lãi suất do Ngân hàng NN VN công bố tại thời điểm vay là 0,8%/tháng.
Như vậy, phần chi phí lãi vay vượt quá 150% của lãi suất cơ bản 0,8% này sẽ không được xem là chi phí lãi vay hợp lý, không được trừ khi tính thuế TNDN: (0,8% *150%)*300 triệu đồng =1,2%*300 triệu =3.600.000
Phần chi phí lãi vay còn lại là hợp lý: (1,5%-1,2%)*300 triệu= 900.000
– Phải có chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân  là 5% khi trả lãi tiền vay theo mẫu 06/TNCN

4.Trường hợp đi vay của doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, khi trả khoản lãi vay thì phải có hóa đơn do DN cho vay xuất.

5. Tất cả các giao dịch như: cho vay, trả nợ vay đều phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ví dụ: Séc chuyển khoản, Ủy nhiệm chi, …
Trên đây là 5 điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý, hợp lệ để xác định thuế TNDN. Để bạn có thể làm chủ cuộc chơi khi quyết toán thuế với cơ quan thuế. Còn nếu bạn vẫn còn đang mông lung về thuế doanh nghiệp thì xin mời tham khảo bài viết thực tế sau:
Chúc bạn thành công!

Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế

Đỗ Huy 12:42 Thêm bình luận

Chia sẽ những kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế, những chú ý khi quyết toán thuế doanh nghiệp thực tế.

kinh nghiem quyet toan thue
Kinh nghiệm quyết toán thuế
Những kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế, những chú ý khi quyết toán thuế doanh nghiệp thực tế.

- Một thành viên trên Webketoan vừa trải qua kỳ quyết toán thuế tại DN của bạn ấy, và bạn ấy đã đúc kết được 1 số kinh nghiệm quyết toán thuế, mình xin chia sẻ lên đây để các bạn cùng tham khảo.

1. Về thuế GTGT

hoa don gtgt
về vấn đề hóa đơn GTGT

- Chỉ kê khai thuế khi có hóa đơn gốc (nếu là mua hàng trong nước) hoặc giấy nộp thuế gốc (nếu là hàng nhập khẩu). Nếu vì lý do nào đó mà trong tay chưa nhận được bản gốc mà chỉ có bản photo hay scan thì phải ghi chú lại, để nhớ mà đòi , ko thì công việc bề bộn vài ngày sau chắc chắn sẽ quên ngay rồi sẽ quên luôn, khi cần ko có thì phiền hà lắm đây.

- Dựa vào giấy nộp thuế để kê khai hàng nhập khẩu, chứ không dựa vào tờ khai hải quan. Khoảng năm 2012, doanh nghiệp được gia hạn thời gian nộp thuế đến 30 ngày sau khi khai hải quan, vì thế mình đã dựa vào tờ khai để kê khai luôn, khi mà chưa nộp số thuế đó. Do mình nhập hàng thì đã phải hạch toán 133 vào phần mềm rồi, mà nếu đợi đến tháng sau mới được kê khai thì thành ra sổ cái 133 của mình bị lệch so với bảng kê đầu vào, vì thế mà mình quyết định kê khai luôn. Khi đó mình chưa biết là “chỉ được kê khai khi có giấy nộp thuế”, mà mình cứ làm theo kế toán trước, thấy người ta làm sao mình làm vậy. Hậu quả của việc này là khi quyết toán, mình bị phạt hành vi “kê khai sai kỳ tính thuế” và “phạt chậm nộp thuế GTGT” (Họ điều chỉnh lại giấy nộp thuế tháng nào thì kê khai tháng đó, sau đó tháng nào phát sinh dương thuế phải nộp thì họ tính tiền phạt)

- Khi kê khai xong, nộp báo cáo thuế rồi, thì kết xuất tờ khai ra file Ecxel lưu lại luôn vào 1 folder, sau này khi quyết toán sẽ dùng đến. Đây là điều đau đớn nhất khi mình quyết toán, lý do vì nó làm mình mất thời gian mà không đáng. Do mình ko biết nên trước đây khi kê khai, mình ko kết xuất bảng kê mua vào bán ra ra Excel để lưu trữ, đến lúc đùng một cái thuế kêu gửi file Excel bảng kê cho họ 3 năm quyết toán. Mở HTKK lên thì hỡi ơi, do mình đã nâng cấp HTKK nhiều lần, mà những phiên bản lại khác nhau về biểu mẫu, thế là dữ liệu cái còn cái ko, cái xem được thì ko kết xuất được, data file thì cũng chả còn, do máy tính của mình bị cài lại Win…Khổ! May sao là năm 2011 công ty mình có hoàn thuế một lần, họ cũng kêu kết xuất bảng kê, thế là còn tìm được năm 2011 còn file lưu. Năm 2012 thì mình khai thuế qua Tax Online, nên cũng lục lọi được. Năm 2013 thì bó tay, thế là phải convert lại từ file PDF sang file EXCEL, nhưng nó lại bị lỗi font chữ và số. Cuối cùng cũng phải nhập tay lại số liệu, chỉ phần số liệu trước thuế và tiền thuế thôi, phần chữ bị lỗi thì kệ nó, chả rảnh để làm. Kekeke…). Phần này là công sức vất vả vô ích nhất. Chỉ vì ko có kinh nghiệm nên khổ vậy đó. Cũng may là mình còn tìm được 2 năm, nên chỉ phải nhập lại ít, chứ nếu nhập lại hết thì chắc chết quá.

- Nhân đây, mình nói luôn các bạn, đừng thấy biểu mẫu mới theo HTKK 3.3.0 bây giờ ko có phần diễn giải và sau này ko cần bảng kê thì mừng nhé. Biểu mẫu ko có, ko có nghĩa là ko nhập, các bạn vẫn nên làm file Excel có đầy đủ, khi quyết toán thuế chắc chắn cần, khi đó mà ngồi nhập thì đau đớn lắm. Mà chính các bạn cũng cần bảng kê đầy đủ để dễ dàng kiểm tra đối chiếu.

2. Về Hàng hóa


- Hàng xuất dùng nội bộ, hàng xuất khuyến mãi, v.v…bất cứ hàng gì mà cứ xuất ra khỏi kho là phải xuất hóa đơn nhé (cho nó chắc cú), còn cách xuất hóa đơn như thế nào thì có nhiều cách, mỗi người và mỗi nơi lại khác nhau, mình ko nêu ra ở đây, các bạn có thể tự tham khảo trên mạng. Hóa đơn là cái phần luôn bị bắt bẻ nếu thiếu, vậy nên thà dư hơn thiếu nhé.

- Với trường hợp của mình là: Đang tí tửng vì thấy mấy bữa rồi, ko thấy thuế gọi điện gì hết, nghĩ là ok hết rồi, thì lại nghe cú điện thoại “Em ơi, sao những PXK này, chị ko thấy em xuất hóa đơn gì hết vậy em? Chị liệt kê ra đây, em giải trình nha”. Xìu. Hic hic…..Cty mình có những trường hợp sau ko xuất hóa đơn:

1/ Hàng bảo hành: là phụ tùng mình xuất ra, để kỹ thuật họ thay cho khách (Lúc này mình chưa biết vụ phải xuất hóa đơn khi dùng nội bộ). . Với trường hợp của mình, tuy mình ko có xuất hóa đơn, nhưng mình có đầy đủ phiếu bảo hành nên phần này mình được cho qua. Hihi. Năm 2013 trở đi, mình đã biết phải xuất hóa đơn nên ko bị phiền hà nữa. Mình xuất hóa đơn cho chính công ty mình luôn, cty mình vừa là đơn vị bán, vừa là đơn vị mua, giá xuất hóa đơn bằng giá vốn hoặc cao hơn một tí, có thuế VAT luôn, rồi mình kê khai VAT đầu ra, đầu vào như bình thường, chắc chắn ko bị bắt bẻ.
2/ Hàng tồn kho cần thanh lý, ko đủ chất lượng để bán nữa: Trường hợp công ty mình, mình làm PXK ra luôn, vì chả bán được cho ai, rồi tính giá vốn đưa vào chi phí. Đến khi quyết toán, họ không cho, nói là nếu là hàng tồn kho kém chất lượng, thì khi thanh lý được rồi, mới được ghi giá vốn, và cũng phải có xuất hóa đơn, giống như là bán bình thường vậy nhưng là bán lỗ thôi. Trường hợp này, mình bị loại giá vốn này ra khỏi chi phí hợp lý.
3/ Hàng đã xuất kho, nhưng lúc đó chưa viết hóa đơn, mà lại xuất hóa đơn sau thời gian đó. Vì thời điểm đó, công ty mình dời địa điểm kinh doanh, nên chưa mua được hóa đơn trên thuế, thế là ko có hóa đơn xuất, sau này mua được hóa đơn rồi, thì mới viết bù lại khoảng thời gian đó. (Hú hồn luôn, may mà kế toán cũ có xuất đầy đủ bù lại, và mình có rà soát và ghi chú lại hết, ko thì tiêu rồi). Nếu các bạn có vào trường hợp như mình, nghĩa là thời điểm xuất hàng và xuất hóa đơn khác nhau, thì các bạn rà soát lại, ghi chú ra, hóa đơn nào đi với PXK nào, có khớp chưa? Nếu ko khớp thì tìm hiểu vì sao, rồi tìm cách xử lý. Hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ, khi có nhiều thời gian, chứ khi thuế mò vào rồi mới đi mò mẫm thì chết chắc. Đừng nghĩ là thuế ko tìm ra nhé. Trường hợp này, PXK và hóa đơn của mình khớp nhau, chỉ khác thời gian thôi, nên mình được qua hết.

3. Về Chi phí lãi vay


- Khi công ty có đi vay vốn ngân hàng, tuyệt đối ko được để tiền mặt tồn quỹ cao, nhất là tại các thời điểm ngân hàng giải ngân. Nếu tiền mặt tồn quỹ quá cao (trên giấy tờ thôi, chứ thực tế là công ty ko có tiền thì mới phải đi vay chứ), thì các bạn làm phiếu chi để chi ra bớt, nội dung thì cứ bịa ra, như : chi phí marketing ko có hóa đơn, chi phụ cấp, chi gì gì đó….ko có hóa đơn. Mục đích là để giảm quỹ, nên cứ vô tư mà bịa, nhưng phải hợp lý tí, nhớ là ghi rõ ko có hóa đơn nhé, để sau này biết mà loại ra khi quyết toán thuế.

- Vì nếu tại các thời điểm vay ngân hàng, mà số tiền tồn quỹ cao hơn số tiền ta đi vay, thì số chi phí lãi vay này ko được tính vào chi phí hợp lý, sẽ bị loại ra nhé. Phần này mình cãi khí thế luôn, vì nó quá vô lý, vì tiền mặt ở cty người ta sử dụng vào chuyện khác, tiền đi vay sử dụng vào chuyện khác, ko lẽ lúc nào cũng ko có tiền mặt ở công ty à? Ví dụ tiền mặt để trả lương người lao động là 100 triệu, khi đó quỹ tiền mặt còn chỉ 150 triệu, mà cty cũng cần nhập hàng 100 triệu, thế thì phải đi vay rồi, vậy trường hợp này chi phí lãi vay bị loại là quá vô lý. Thuế họ nói là “làm theo thông tư thôi”, và có đưa cho mình xem cái văn bản nêu nội dung đó (để từ từ mình tìm lại sẽ post sau). Trong khi công ty mình vay quá trời quá đất luôn chứ, một năm cả một chục khế ước, mà từng thời điểm giải ngân, nó chỉ chênh lệch giữa số tồn quỹ và tiền vay chỉ vài chục đến 100 triệu, mình thấy quá bình thường và hợp lý. Cuối cùng, họ chỉ loại của mình lãi vay 1 khế ước. Nhưng mình vẫn còn ấm ức khoản này.

- Quỹ tiền mặt cũng ko được để âm, cái này nói thì hơi thừa, nhưng sợ các bạn mới ra trường không để ý mà thiếu sót, nếu có thiếu tiền thì làm hợp đồng vay của sếp hoặc của cổ đông, lãi suất 0%, sau đó khi nào tiền mặt cao lên, thì lại làm thanh lý hợp đồng vay này, trả lại cho họ.

- Cân đối sao cho hợp lý.


4. Về Sổ phụ ngân hàng:


- Phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng gồm có: sổ phụ, giấy báo (nợ, có), chứng từ đi kèm (giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi,…). Có sao kê cả năm thì càng tốt.

- Vừa phải có sổ phụ file cứng và file mềm kết xuất từ Internet Banking. Công ty nào chưa đăng ký thì nên đăng ký, để kiểm tra cho dễ, ko cần phải tìm tới tìm lui trong đống sổ phụ. Cả chính kế toán cũng dễ làm việc, và sau này cung cấp cho thuế. Thuế chủ yếu làm việc trên file trước, sau đó nghi vấn hoặc cần xác thực cái gì thì họ mới tìm bản gốc.

- Nếu lỡ có thiếu chứng từ gì đó, thì cuối năm nên kiểm tra lại để đi xin in lại bổ sung cho đủ, chỉ tốn thêm tiền phí, chứ đến lúc bị kiểm tra mới đi bổ sung thì mệt. Mấy cái này không có đáng, tháng nào xong tháng đó luôn cho khỏe, đừng để bị hành vì những cái linh tinh ko đáng này nhé.

5 Về việc Lưu trữ hóa đơn đầu ra:


- Hóa đơn nên được đánh theo số thự tự cuốn. Nếu là hóa đơn đặt in thì đã được đánh số, còn hóa đơn mua của thuế thì chỉ có số seri, ta tự đánh số thứ tự cuốn theo trình tự sử dụng và cả thời gian sử dụng của hóa đơn. Ví dụ: khi dùng hết cuốn số 1, ngày xuất hóa đơn trong đó từ 01/01/2015 – 31/01/2015, thì làm cái nhãn thế này rồi dán bên ngoài luôn. Khi cần tìm số nào, ngày nào là có ngay khỏi phải lật bên trong.

- Hóa đơn hủy: Trong 1 cuốn hóa đơn, có bao nhiêu số hủy, thì ta liệt kê ra rồi làm cái nhãn, dán ở trang bìa nhưng bên trong cuốn hóa đơn, khi mở ra xem là biết ngay. Rồi tạo một file Excel luôn, file Excel này ta sẽ quản lý xuyên suốt từ khi bắt đầu kinh doanh. Khi thuế họ cần đối chiếu kiểm tra thì có ngay, dù là mấy chục cuốn hay kiểm tra từ năm nảo năm nao cũng ko sợ. Mình làm như sau:

- Khi thuế họ kiểm tra, họ sẽ đối chiếu giữa tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê đầu ra đấy nhé, cả trên cuốn hóa đơn thực tế luôn, xem hóa đơn có hủy thật ko, hay bạn có kê khai sai hoặc sót hóa đơn hủy ko? Kiểm tra có biên bản hủy ko? Ko có biên bản hủy thì bị phạt nhé.

- Hóa đơn hủy liên 2 khách hàng trả về thì bạn dán ngay vào cuốn hóa đơn y như cũ, gạch chéo hủy, rồi dán thêm cái biên bản hủy hóa đơn vào sau nó luôn. Khi thuế kiểm tra thì thấy liền, chứ đừng để riêng ở bên ngoài, mấy năm sau mới quyết toán, lúc đó nếu bạn còn làm thì may mà kiếm ra, (đó là may ra, chứ chứng từ cả đống, sao mà nhớ cho hết), còn nếu người khác vào làm rồi thì hên xui luôn. Hihi.

- Phần hóa đơn này mình rất kỹ nên ok hết, ko vấn đề gì.

6. Về việc Lưu trữ hóa đơn đầu vào:


- Hóa đơn đầu vào bạn đục lỗ, đóng bìa thành cuốn theo từng tháng hay từng quý, sắp xếp theo thứ tự như trên tờ khai GTGT. Khi bạn tìm 1 tờ hóa đơn ở dòng số mấy trên tờ khai thuế, thì đếm số tờ hóa đơn sẽ ra ngay. Đục lỗ luôn Tờ khai thuế GTGT vào đó. Một cuốn là một tháng hay một quý tùy vào số lượng hóa đơn nhiều hay ít. Nếu là 1 quý một bìa thì lưu cả Tờ khai THSDHĐ, Tờ khai thuế TNCN, Tờ khai TNDN tạm tính vào luôn. Quý nào có tờ khai quý đó.

- In thêm sổ cái 133 đã hạch toán khớp với bảng kê mua vào, để đối chiếu số dư, số phát sinh giữa sổ kế toán và báo cáo thuế luôn.

- Hóa đơn được phép đục lỗ để lưu trữ nhé. Khi mình đi học lớp kế toán trưởng thì cô có nói là hóa đơn ko được rách, viết vẽ bậy lên, thế là có người hỏi có được đục lỗ ko? Cô nói nguyên tắc là ko. Thế là mình cũng sợ, vì mình cũng đục lỗ, nhưng khi quyết toán rồi thì ai cũng như mình thôi. Hihihi.

- Mình nói thêm là các bạn đừng quá tự làm khó mình về hình thức trên tờ hóa đơn nhé. Mình thấy các bạn hay hỏi, viết thế này có được ko? Thiếu một chữ này được ko? Viết tắt như vậy được ko? Nói chung là hàng tá thứ linh tinh vặt vãnh mà chả ai quan tâm (hoặc có thì xui lắm mới bị). Mình làm thì chỉ cần hóa đơn ko sai quá nghiêm trọng, còn thiếu một dấu chấm, dấu phẩy, sai một con chữ, hoặc thiếu một từ TM trong CÔNG TY TNHH TM DV….. thì cũng chả sao. Vì thuế họ ko có thời gian kiểm tra đâu bạn à, cả ngàn tờ hóa đơn ai mà ngồi kiểm từng tờ chứ. Như mình đã nói, họ làm việc trên file mềm trước (chính là bảng kê đầu vào) khi nào có nghi vấn gì đó, thì họ mới kiểm tra hóa đơn gốc thôi. Trường hợp của mình thì họ chả thèm nhìn vào hóa đơn mua vào của mình nữa đó chứ.

7 Lưu ý Hóa đơn trên 20 triệu:


- Hóa đơn trên 20 triệu thì phải chuyển khoản, chắc ai cũng biết rồi. Mình chỉ nói thêm là khi thanh toán các hóa đơn này, các bạn photo thêm UNC thanh toán bấm chung vào hóa đơn hoặc là ghi chú lại hóa đơn nào thanh toán ngày nào cũng được, tùy mọi người có cách riêng của mình, để khi thuế họ cần bạn show ra UNC thanh toán cho hóa đơn trên 20 triệu là có liền.

- Các bạn nhớ là “UNC chuyển tiền từ tài khoản cty mua sang tài khoản cty bán” nhé. Chứ còn Giấy nộp tiền vào tài khoản ngân hàng người bán là ko được đâu nhé. Cái này trong thông tư, nhưng mình quên số mấy rồi, làm biếng lục ra. Hihi

- Hóa đơn trên 20 triệu, thuế sẽ kiểm tra có UNC thanh toán hay ko? Nếu ko đưa ra cho họ xem được UNC thanh toán thì phần thuế VAT họ sẽ ko cho khấu trừ. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn để họ hỏi là có ngay cho họ thấy. Khi mình chuẩn bị sẵn thì lục chứng từ rất nhanh, còn khi đó mới lục tìm thì lỡ như đã thất lạc thì mình trở tay ko kịp.

- Hóa đơn trên 20 triệu, nhưng bạn ko thanh toán qua ngân hàng mà cấn trừ công nợ với nhà cung cấp (có nghĩa là 2 bên mua bán qua lại cho nhau, rồi cấn trừ tiền luôn), thì phải có “Biên bản cấn trừ công nợ”, ký tên xác nhận giữa 2 bên.

- Phần này các bạn kỹ càng một tí là ko có gì bị bắt bẻ hết. Công ty mình thì ko bị vấn đề gì ở mục này cả.

8. Về Hàng phi mậu dịch:


- Hàng phi mậu dịch là hàng NCC cho, biếu, tặng để làm mẫu, ta ko mất tiền mua, ko thanh toán mà chỉ tốn tiền nộp thuế NK, thuế GTGT và chi phí vận chuyển nhận hàng về.

- Thuế GTGT vẫn được khấu trừ, nếu hàng đó thực sự dùng cho mục đích kinh doanh. Có người nói là thuế GTGT ko được khấu trừ, nhưng trường hợp công ty của mình thì được khấu trừ hết, ko bị loại gì cả.

- Nhưng hàng phi mậu dịch ko được bán, hay đúng hơn là vẫn được nhưng cái thủ tục của nó lằng nhằng quá, mà mình vẫn còn hơi mơ hồ. Trường hợp của mình là vầy: Công ty mình có mấy cái máy hàng nhà cung cấp cho làm mẫu, nhưng khách hàng thích thì công ty mình bán luôn, để ở công ty cũng rỉ sét thôi, vậy là mình bán hàng xuất hóa đơn bình thường, kê khai doanh thu bình thường. Nhưng cái phần giá vốn thuế họ loại của mình, rồi giải thích là mình làm sai, cái chỗ này hơi lằng nhằng và mình cũng chưa hiểu rõ ý của họ nữa, rồi nói là ko cho bán, mà mình hỏi hoài thì họ khó chịu, giải thích tùm lum,và ko muốn nói nữa, mình thấy giá trị cũng ít nên thôi ko cãi nữa. Phần này mình sẽ tìm hiểu sau. Nếu bạn nào có hàng phi mậu dịch, mình khuyên là nhập kho thôi, nếu bán được thì cũng ko xuất hóa đơn làm gì, mắc công lại bị lằng nhằng như mình.

9. Những Hóa đơn mua hàng của công ty đã bỏ trốn:


- Tuyệt đối không làm ăn, giao dịch với các công ty có dấu hiệu là công ty ma. Đừng nghĩ là có đầy đủ chứng từ hợp lý, có thanh toán qua ngân hàng, và thời gian đã lâu là qua hết. Ở trường hợp của công ty mình, hết 70% thiệt hại là do dính vào hóa đơn của công ty đã bỏ trốn, dù có đầy đủ chứng từ và chứng minh được chuyện mua hàng hóa đó có thực tế xảy ra, thì thuế cũng loại ra thôi, ko cãi cọ gì được cả.

- Khi bạn có hóa đơn đầu vào là cty đã bỏ trốn thì thiệt hại là: loại thuế GTGT đầu vào, loại ra khỏi chi phí hợp lý, phạt hành chính, phạt chậm nộp thuế, chưa kể là hành vi gian lận, trốn thuế, tùy vào mức độ nghiêm trọng. Thời gian truy cứu trách nhiệm theo thuế nói với mình trước đây là 5 năm, hiện nay là 10 năm.

- Tuy nhiên, chuyện làm ăn thì hôm nay công ty đó hoạt động, ngày mai bỏ trốn thì mình ko thể biết được, và cũng ko kiểm soát được, đây là rủi ro ko ai muốn. Mình chỉ muốn nói để các bạn nếu có thời gian chuẩn bị trước khi quyết toán thì kiểm tra lại các NCC nào mà lâu rồi ko làm ăn, ko giao dịch, xem họ có vấn đề gì ko. Nếu bị dính vào cty bỏ trốn như mình mà phát hiện sớm, thì ta tự làm điều chỉnh BCTC lại, tự loại ra trước thì thiệt hại sẽ ít hơn. Còn mình, là do ko biết được, đến khi thuế báo thì mới biết, nên đành phải chịu thôi.

- Công ty mình còn gặp trường hợp là: công ty mình khai thuế đầu vào một đằng, công ty bán khai thuế đầu ra một nẻo, 2 cái chả ăn nhập gì với nhau luôn, cứ y như là liên 1 và liên 2 khác nhau vậy, nội dung khác, số tiền khác. Cái này khi thuế họ đi xác minh hóa đơn họ cho mình xem, chả biết nói sao luôn, lần đầu tiên mới thấy, gặp công ty ko bỏ trốn nhưng như công ty này thì cũng toi.

- Trường hợp công ty mình bị phạt ở mục này là nặng nhất, 70% số tiền thiệt hại, vừa bị truy thu thuế GTGT +TNDN, vừa bị phạt chậm nộp, vừa bị phạt hành chánh.

10: Những vấn đề linh tinh khác:


- Nếu công ty bị lỗ năm nào thì tiền lương tháng 13 và thưởng tết năm đó không được tính vào chi phí hợp lý, thuế giải thích là đã lỗ thì ko được chi mấy cái này. Chỉ nghe họ nói vậy, mà ko có cho xem cái văn bản nào hết, nhưng họ ko loại của mình (cho qua) nên mình chưa biết thực hư đúng ko. Hihi

- Quà tết cho khách hàng, bị loại ra, thì chi phí đi công tác tặng quà tết cũng bị loại tất. Thế nên, rút kinh nghiệm nếu là chi phí đi công tác thì chỉ ghi chung chung là đi công tác thôi, đừng dại dột như mình ghi rõ ràng là đi tặng quà tết chi cho thuế nó thất nó loại ra nhé. Hihi (Giờ mới biết vụ này).

- Ba cái chi phí tủ lạnh, máy lạnh, v.v.….thuế họ cũng kiếm cớ loại ra, nhưng cứ cãi tới luôn, họ bới được cái gì thì bới, nhưng mình có lý của mình, đừng thấy họ nói gì cũng nghe đó.

- Bảng phân bổ công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ phải có rõ ràng nhé, file mềm, họ nhìn vào để loại chi phí phân bổ ko hợp lý nữa.

11: Hạch toán phân loai chi phí:


- Kinh nghiệm của mình là khi mình hạch toán thì mình đã phân loại sẵn cái nào hợp lý và ko hợp lý luôn, khi quyết toán mình chỉ làm một bước loại số chi phí ko hợp lý ra thôi.

- Mình dùng 1 tài khoản 6423 để hạch toán tất cả các khoản chi phí ko có hóa đơn hoặc hóa đơn ko dùng được, nói chung là chi phí CHẮC CHẮN BỊ LỌAI.

- Mình dùng thêm tài khoản 6428 để hạch toán các CHI PHÍ NHẠY CẢM, có nghĩa là chi phí hợp lý nhưng phải có điều kiện, ví vụ như tiền phòng công tác, tiền tiếp khách… những khoản chi này thì phải có kèm theo như Giấy đi đường, quyết định công tác…Ngày xưa thì bị khống chế, nên mình phân loại ra sẵn để tiện kiểm tra, nhưng nay ko còn bị khống chế nữa, mình vẫn phân loại để dễ quản lý.

- Cẩn thận hơn thì khi hạch toán khoản chi nào ko có hóa đơn thì mình ghi rõ ra luôn là “Chi…..ko có hóa đơn”, hoặc “Chi….có hóa đơn nhưng ko hợp lệ”, để lỡ khi ta hạch toán có lộn tài khoản thì khi cuối năm làm BCTC cũng thấy liền mà sửa. Thuế họ nhìn cũng biết rồi, khỏi phải hỏi ta nữa.

- Vì mình làm sẵn hết như thế, nên thuế họ chỉ loại thêm của mình được vài tờ hóa đơn thôi (do đi công tác tặng quà tết mà mình lỡ show cho họ biết), vì mình đã loại sẵn cả rồi, còn gì nữa đâu mà bới với móc. Hihi.

Kết quả quyết toán
Tổng thiệt hại của công ty mình gồm:
- Tiền thuế GTGT + TNDN bị truy thu
- Phạt 10% trên số tiền bị truy thu, thuế nói là sau này là 20% đó nhé (mình chưa tìm ra văn bản, sẽ tìm hiểu sau)
- Phạt hành chánh
- Phạt chậm nộp
- Tiền…

TỔNG KẾT:
- Thiệt hại của công ty mình phần nhiều là do trúng hóa đơn của công ty bỏ trốn.
- Phần còn lại bị sai là: giá vốn, hàng phi mậu dịch, kê khai sai kỳ tính thuế, chi phí lãi vay, chi phí ko hợp lý thì ít sịt.

Chúc các bạn thành công!

Hạch toán chi phí quà tặng bánh trung thu 2016

Chíp Việt 09:52 Thêm bình luận

Khi đến mùa trung thu thì "sếp" mua để biếu,tặng khách hàng, đối tác. Đây là vấn đề mà kế toán thường hay đặt ra nhiều câu hỏi?

Chi phí đó được đưa vào đâu? Còn hạch toán chi phí thì bạn đưa vào chi phí nào . Hay khi mua có cần đem phiếu xuất hóa đơn về không? Có được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN hay không?


hach toan chi phi qua tang banh trung thu

Về vấn đề này thì hôm nay văn phòng phẩm vinacom xin chia sẽ với các bạn một số vấn đề này để kế toán viên có thể hạch toán quà tặng bánh trung thu năm 2016 này nhé .

Đối với thuế GTGT đầu vào của hàng dùng để biếu, tặng:

Tại khoản 5 điều 14 của thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: “Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.”

Ghi nhận giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng:

Tại khoản 3 điều 7 của thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
“Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Như vậy thì hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ phải ghi nhận giá tính thuế theo giá của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm phát sinh.
Khi mua quà biếu tặng có cần xuất hóa đơn hay không?
Căn cứ Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 3, Khoản 7 Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
Theo quy định trên khi doanh nghiệp xuất hàng hóa để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải xuất hóa đơn GTGT.
Hàng biếu tặng thì có được tính vào chi phí khi quyết toán Thuế TNDN hay không?
Luật số: 71/2014/QH13, Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC LUẬT VỀ THUẾ
Theo đó bắt đầu từ ngày 01/01/2015 sẽ:
- Dỡ bỏ trần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh 15% cho doanh nghiệp.
- Thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không thuộc thu nhập chịu thuế.
Theo Khoản 4 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật số 32/2013/QH13 có qui định như sau:
“Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9.”
Hàng hóa đi biếu tặng có được ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN hay không?
- Theo khoản 5 Công văn Số 2785/TCT-CS ngày 23/7/2014 giới thiệu nội dung mới của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 về thuế TNDN của BTC:
“5.1. Bỏ quy định xác định doanh thu tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho biếu tặng quy định tại điểm 3b Điều 5.
Trước: Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho biếu tặng được xác định theo giá bán của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm cho biếu tặng.”
Các bạn chú ý vấn đề này nhé: “Bỏ quy định xác định doanh thu tính thuế” Tức là bỏ xác định giá bán theo thị trường chứ không khải là” BỎ XÁC NHẬN DOANH THU TÍNH THUẾ” nhé!
Lưu ý: Đây là quy định về việc bỏ xác định doanh thu để tính thuế TNDN, còn khi xuất hóa đơn các bạn phải xuất theo giá bán nhé!
Cách hạch toán
a.Trường hợp sản phẩm, hàng hoá dùng để biếu, tặng cho khách hàng bên ngoài doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh:
Nợ TK 641, 6421 - Chi phí bán hàng (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá)
Có các TK 152, 153, 155, 156.
Nếu phải kê khai thuế GTGT đầu ra, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
b.Trường hợp sản phẩm, hàng hoá dùng để biếu, tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm, hàng hoá, NVL dùng để biếu, tặng công nhân viên và người lao động:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có các TK 152, 153, 155, 156
Bên nhận:
Nợ TK 156, 142, 642 ... (Tổng giá trị + Thuế GTGT), vì không được khấu trừ.
Có TK 711
Như vậy đến tết trung thu này thì các bạn kế toán chúng mình cần phải lưu ý những điều sau để tránh khỏi sai sót nhé
Nguồn Gia sư Kế Toán trưởng.