Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh-doanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh-doanh. Hiển thị tất cả bài đăng

5 Điều Cần Ghi Nhớ Trong Công Việc

Đỗ Huy 12:52 Thêm bình luận


5 điều cần nhớ trong công việc Có lẽ sẽ đồng cảm với nhiều anh chị quản lý lãnh đạo doanh nghiệp.

5 dieu can nho trong cong viec
5 điều cần nhớ trong công việc

1. Thế nào là đúng giờ? 

- Đó không phải 8h bắt đầu làm, 8h kém 5 đến nơi, tay cầm gói xôi, cốc sữa, õng ẹo ăn đến 8h30 laptop mới bật xong. Đúng giờ là 8h làm việc thì tất cả công việc khac đã xong, cả thân và tâm đều sẵn sàng cho công việc. 

Ai thấy tình trạng trên diễn ra trong công ty của mình?

2. Thế nào là tự giác trong công việc? 

Đó là không có sếp hay có sếp chẳng khác quái gì nhau cả. Đằng này, có sếp thì làm nghiêm túc, không có sếp thì cho phép bản thân lười biếng, y rằng năng suất giảm. Khi nào tâm của mình chính là tòa án tối cao soi xét hành vi của bản thân khi đó mình mới thực sự làm chủ.

3. Thế nào là toàn tâm, toàn ý cho công việc? 

Đó là phải chơi fair với công ty. Lên công ty thì để mọi muộn phiền của đời tư đằng sau cánh cửa phòng. Bước vào công ty với khuôn mặt rạng rỡ, tươi cười hòa đồng. Chứ đừng vác cái khuôn mặt như bị rách đến công ty. Đồng đội của bạn đâu có tội tình gì mà bạn lại trưng bày cái mặt thảm hại đó ra. 
Hãy luôn nghĩ, bây giờ, hiện tại và ngay lúc này là thời điểm tôi thuộc về công việc. Còn về nhà cũng như vậy, đừng để người thân yêu của bạn chứng kiến cái mặt bí sị của bạn nếu như nay bị sếp mắng, đối tác hủy hợp đồng...

4. Thế nào là buông xả trong công việc? 

Rất nhiều những khó khăn, thất bại sẽ đến trong công việc, cây càng cao bão càng lớn. Bởi vậy, học cách buông xả để luôn giữ sự điềm tĩnh, an tịnh nhất. Bạn đang là bestseller, có lẽ đó là tin tốt, nhưng nó cũng là tin không tốt nếu như một ngày đẹp trời nào đó, bạn không đạt thành tích tốt nữa. Hãy nhớ mọi thứ vô thường, mọi thứ xảy ra là tính thời điểm và chẳng ai biết trước tương lai. Hãy học cách buông xả bằng phương pháp thiền. Đi, đứng, nằm ngồi đều có thể thiền. Đơn giản tập trung vào những gì đang làm, không nghĩ ngợi về quá khứ mỗi lần nghĩ ngợi thì lại kéo nó về hiện tại. Luyện tập khó khó vô vùng nhưng chẳng sao cả, ý chí của bạn mới là cản trở lớn nhất.

5. Thế nào là chuyên nghiệp trong công việc? 

Không phải đồng phục đẹp, văn phòng 5 sao, sếp đẹp trai 6 múi và công ty nghìn tỷ thì đó là chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp tức mọt tổ chức cơ cấu bộ máy rõ ràng, phân vai nhiệm vụ, quyền lợi trách nhiệm, làm việc có tổ chức, văn hóa và có tính CAM KẾT cao. Sợ nhất mấy bác không có cái tính CAM KẾT thôi.

4 Yếu Tố Cần Tập Trung Để Phát Triển Doanh Nghiệp

Đỗ Huy 12:25 Thêm bình luận

ĐÂU LÀ YẾU TỐ CẦN TẬP TRUNG KHI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP?


Ở bài trước tôi đã đề cập đến “Cái giá trả cho thành công nhỏ hơn rất nhiều so với giá phải trả khi bạn thất bại” dành cho lãnh đạo khi xác định rõ vị trí của lãnh đạo so với doanh nghiệp. Ở bài này tôi tiến xa hơn một chút nói về đâu là điều cần tập trung khi làm doanh nghiệp.
--
Khi bắt đầu kinh doanh, điều duy nhất tôi đã làm là tập trung kiếm thật nhiều tiền, như một con thiêu thân và tôi đã đi kiếm tiền và quả thật là cũng được nhiều tiền ngay sau đó. Vào thời điểm đó những tưởng tôi đã thành công đến nơi rồi khi mà từ từ số tiền 200tr được dư ra, rồi lên 500tr, rồi đạt 2 tỷ sau gần 2 năm. Với một người làm ngành phần mềm (xây dựng website) trước đây, tôi rất tự hào về điều đó

Năm thứ 3 là lúc những phát sinh xảy ra, liên tục anh em công ty bỏ tôi và lần lượt ra đi, có những người lương thấp ra đi cũng không sai, nhưng cũng có những “tâm phúc” của mình ra đi theo cái cách không thể ngờ tới. Công việc đang tiến triển tưởng như không gì có thể kìm hãm bỗng chốc rơi vào thế việc gì cũng đến tay, ở đâu cũng phải có mặt mình. Cũng trong lúc đó, tôi đã thuê cùng lúc 2 giám đốc để quản đội ngũ hơn 50 nhân sự của mình. 1 giám đốc kinh doanh, và 1 giám đốc nhân sự, bao nhiêu tiền kiếm được trước đó dần bốc hơi cũng nhanh, sau 1 năm tiếp theo sau đó công ty tôi trên bờ vực phá sản, họ cũng lần lượt ra đi và để lại tôi trong vòng xoáy của khủng hoảng! Khổ một điều là mình lại không hiểu vì sao và có bệnh thì vái tứ phương, tôi liên tục đi tìm thuốc chữa những vết thương củ doanh nghiệp mình và chữa được chỗ này lại phát bệnh chỗ khác. Lúc đó Tôi đã mặc kệ cho doanh nghiệp mình hoạt động và dành 1 tuần tĩnh tâm, và may mắn tôi tìm được phương án giúp tôi trở lại từ người thầy của mình, lúc đó thầy cũng chỉ cho tôi mấy từ khóa thôi, như chết đuối vớ được cọc, tôi lao vào học áp dụng và sau đây là trải nghiệm của tôi, nó có thể đúng và chưa hoàn hảo, tuy nhiên khi áp dụng nó tôi thấy rất hiệu quả và mang lại những thành quả bước đầu hết sức tích cực.

Với phương pháp được chỉ dẫn, tôi đã nghiên cứu và nhận thấy rằng làm doanh nghiệp dù ở giai đoạn bắt đầu hay đã phát triển bền vững đều nên tập trung vào 4 yếu tố sau đây:

1. Tiền hay thường gọi là tài chính.
Đây đương nhiên là yếu tố phải tập trung, nhưng tôi gọi yếu tố này là yếu tố tập trung ĐẦU TIÊN và cũng là yếu tố CUỐI CÙNG. Đầu tiên là tiền đâu bởi tiền là máu, không có nó doanh nghiệp không sống được và bởi bản chất của kinh doanh là lợi nhuận vậy nên các hoạt động của doanh nghiệp đều hướng về tiền hay cụ thể đó chính là lợi nhuận. Nhận ra được điều này, tôi tập trung cho những công việc tạo ra lợi nhuận cao và giảm thiểu tối đa chi phí ở những khâu còn lại.

2. Khách hàng
Khía cạnh thứ 2 tôi dành sự tập trung là khách hàng bởi tôi biết khách hàng cho tôi doanh thu, tạo ra dòng tiền và giúp chúng tôi có lợi nhuận. Ở khía cạnh này, tôi tập trung vào những yếu tố làm cho khách hàng hài lòng nhất và mang lại doanh thu cao nhất như cải thiện thời gian làm dự án, gia tăng chất lượng của sản phẩm đầu ra, nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ…tôi đã tập trung giải quyết gốc rễ ở những điểm này và từ từ khách hàng trở nên yêu quý chúng tôi hơn, và liên tục những đơn hàng mới đến từ khách hàng cũ.
Đối với tôi, tôi không quan tâm đến đối thủ của mình là ai, tôi chỉ quan tâm đến khách hàng cần gì từ mình và cố gắng phục vụ cho đa số nhu cầu đó nhất. Chính điều này đã cải thiện lại hình ảnh vốn đã mất đi trước đây do chỉ tập trung vào kiếm tiền bằng mọi giá và chúng tôi dần bớt phụ thuộc vào một kênh marketing duy nhất là quảng cáo mà có thêm kênh marketing tuyệt vời đó là chính từ khách hàng.

3. Hoạt động nội bộ
Để làm khách hàng hài lòng, tôi nhận thấy, nếu hoạt động phía trong bộ máy không được vận hành bài bản sẽ dẫn đến việc phục vụ khách hàng không tốt, khách hàng phải chờ lâu, tôi bắt đầu tiến hành thực hiện công tác làm cho các hoạt động nội bộ vận hành bài bản hơn như: mỗ tả rõ công việc, thực hiện quy trình, xây dựng hệ thống quy chuẩn, áp dụng quy trình giám sát….và những việc này đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Càng về sau tôi càng làm cho hoạt động này tinh gọn hơn, đơn giản hơn và kết quả là anh em hầu hết đều thích thú làm việc bởi giờ đây thay vì 6 bước như trước chỉ cân 3 bước là chúng tôi đã có thể chạy dịch vụ cho khách hàng rồi.

4. Học hỏi & phát triển

Cuối cùng, tôi nhận ra để giúp các anh em có thể chốt sale nhanh hơn, tôi đã mời những chuyên gia hàng đầu về chốt sale đến và đào tạo cho đội ngũ, quả thật với kỹ năng của họ và hệ thống tôi đã thiết lập sẵn, hiệu quả của đội ngũ tăng hẳn, khả năng thành đơn hàng được gia tăng hơn 15% rồi lên hơn 30% so với trước đây. Thành công từ đội sale, tôi áp dụng đào tạo cho các bộ phận còn lại và kết quả là năng lực đội ngũ trở nên mạnh mẽ cực kỳ.


Và điều tuyệt vời là đội ngũ nhân sự ai cũng vui bởi ai cũng biết giá trị của mình và phần công đóng góp cho mình được đánh giá đúng, đủ, chuẩn…và đặc biệt có cơ hội thể hiện hết sức mình.

Chúng tôi vẫn là một doanh nghiệp nhỏ, nhưng trước đây những chuyến du lịch đối với chúng tôi là điều phải cân nhắc, nhưng hiện tại du lịch trở thành thói quen và chúng tôi chỉ có việc “bàn bạc” là đi đâu, trong hay ngoài nước, ở resort nào… Tôi không khoe khoang nhưng nó đích thực là những thành quả mà tôi đã thực hiện nhờ những phương pháp có được từ học tập và nghiên cứu. Bây giờ, tôi nhận ra điều tiên quyết muốn doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững thì không chỉ tập trung vào tiền, mà cần phải tập trung vào cả 4 yếu tố đó là tài chính, khách hàng, hoạt động nội bộ, học hỏi & phát triển. Tôi chỉ mất thời gian rất ngắn với sự tập trung tối đa cho hệ thống của mình và cũng bởi doanh nghiệp mình nhỏ vậy nên đã giai quyết khá triệt để các vấn đề của doanh nghiệp.

Hơn 1,5 năm nay tôi gần như thừa ở doanh nghiệp mình và liên tục đi chia sẻ cho anh chị em bạn bè doanh nghiệp về những gì tôi làm cho chúng tôi và cũng học hỏi thêm từ kinh nghiệm của họ. Cũng nhờ có thời gian mà tôi tìm kiếm “bộ não của nhân loại” google mới biết mình may mắn áp dụng thành công bộ môn quản trị khoa học bài bản như những gì tôi thực hiện cho doanh nghiệp mình, tôi hăm hở tìm hiểu thì quả đúng là như vậy và ngày càng tin vào phương pháp của mình, bởi nó đã không chỉ được chứng mình bởi các tập đoàn trên thế giới mà còn đúng với rất nhiều doanh nghiệp lớn thành công tại Việt Nam. Điều may mắn nữa mà tôi nhận thấy là phương pháp này là có thể áp dụng cho cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa như doanh nghiệp tôi và dĩ nhiên kể cả các doanh nghiệp mới khởi động!. Do vậy không có lý gì mà tôi không tập trung vào nó.

Sau khi đã dành sự tập trung cho phương pháp quản trị, doanh nghiệp tôi trở nên hết sức bài bản, gọn nhẹ, hiệu quả và tôi nhìn thấy chính xác ý nghĩa của việc kinh doanh đó là không chỉ dừng lại ở khái niệm “kinh doanh là kiếm tiền” mà giờ đây với tôi thì “kinh doanh là tạo ra thật nhiều giá trị cho xã hội” và tiền là thứ tất yếu sẽ đến và nó đến sau cùng nhưng khi nó đến, nó đến mỗi ngày mỗi nhiều. Tất cả đều nhờ tôi may mắn nhận ra rằng làm doanh nghiệp, không chỉ tập trung vào tài chính, mà phải tập trung vào cả 4 yếu tố “tài chính, khách hàng, hoạt động nội bộ và học hỏi phát triển”.

Mong rằng với chia sẻ trải nghiệm của bản thân và những gợi ý phương pháp tôi đã làm sẽ giúp ích được cho nhiều doanh nghiệp nhỏ có được hướng nào đó đưa doanh nghiệp phát triển nhanh ngõ hầu đóng góp vào sự phát triển kinh tế nước nhà.

P.T.A – Chủ tịch KDTC.

NHỮNG BÀI HỌC QUAN TRỌNG TRONG KINH DOANH

Đỗ Huy 12:15 Thêm bình luận

NHỮNG BÀI HỌC QUAN TRỌNG TRONG KINH DOANH


😘

nhung bai hoc quan trong trong kinh doanh

1. Đi xe đạp thì dù có gắng sức đến đâu cũng không thể đuổi được Lamborghini.
 Phương tiện, công cụ rất quan trọng

2. Đàn ông dù giỏi đến đâu, nếu không có phụ nữ thì cũng không thể tự mình có con được.
 Hợp tác rất quan trọng

3. Khi ăn cơm, ăn bằng cả đôi đũa luôn nhanh hơn ăn bằng chỉ một chiếc.
 Đồng đội rất quan trọng

4. Muốn chắc chắn, mua thùng đựng nước to đến đâu cũng không bằng đi đào một cái giếng.
 Hệ thống rất quan trọng

5. Một chú ếch thất vọng về ngoại hình của dòng tộc mình nên dành dụm cả đời để giải phẩu thẩm mỹ nhằm cưới cho bằng được một người vợ đẹp để "củng cố đời con". Nhưng chả hiểu sao vẫn sinh ra một đàn ếch con xấu xí. Ếch bố thấy vậy tức giận nói: “Thế này là thế nào?”. Ếch mẹ vừa khóc vừa thú nhận: “Trước khi quen anh, em từng đi phẫu thuật thẩm mĩ”
 Nền tảng bên trong quyết định

6. Lừa con hỏi lừa bố: “Tại sao ngày nào chúng ta cũng phải ăn cỏ, mà mấy con bò sữa lại được ăn thức ăn ngon như vậy ạ?”. Lừa bố trả lời : “Vì chúng ta kiếm ăn nhờ sức lực, còn chúng dựa vào ngực để kiếm ăn”.
 Giá trị là quan trọng, nhưng giá trị sử dụng thì quan trọng hơn

7. Vịt và cua thi oẳn tù tì, Vịt liên tục thua và cuối cùng phát hiện ra mấu chốt của vấn đề: “Tôi lúc nào cũng ra giấy, còn hắn thì luôn ra kéo”
 Tập trung vào điểm mạnh của mình, chọn đúng sân chơi, luật chơi và đối thủ thì mới có thể chiến thắng

8. Chó nói với gấu: “Lấy anh nhé! Em sẽ hạnh phúc”. Gấu trả lời : “Lấy anh sinh ra gấu chó à? Tôi muốn lấy mèo, sinh ra gấu mèo (gấu trúc), như vậy con tôi mới được tôn trọng và yêu quý”.
 Lựa chọn rất quan trọng

9. Cáo buôn ma tuý, nhưng bán hoài chẳng ai mua. Chồn khuyên: "đắt thế, trong khi chả ai biết nó là cái gì, mày cho không đi, người ta thích rồi hãy bán." Quả thế, sau đó cả khu rừng van khóc xin được mua với giá cắt cổ.
 Dùng thử rất quan trọng!

10. Một du khách phấn khích hỏi ông lão: "Ở ngôi làng này sinh ra nhiều vĩ nhân lắm phải không?"
Ông lão từ tốn trả lời: "Không! Chỉ toàn em bé !"
 Thành tựu tốt đẹp nào cũng cần thời gian và công sức để từng bước hình thành; năng lực và tài sản nào cũng cần đổ mồ hôi tôi rèn và tích luỹ.

11. Một cái ốc quên siết, một cái bánh văng ra, một tai nạn ập đến.
 Hệ thống tốt đến thế nào cũng có thể bị phá huỷ bởi một chi tiết nhỏ, hoặc do sự cẩu thả của người vận hành. Phải đồng bộ và thường xuyên kiểm tra.

12. Tây Thi nhăn mặt cả thiên hạ khen xinh. Đông Thi thấy vậy bắt chước nhăn mặt, cả làng cả nước ói.
 Muốn làm gì, hay làm thế nào thì cũng phải cân nhắc năng lực và sự phù hợp với mình. Không phải ai đó làm gì đó thành công thì mình cũng nên như vậy.

13. Lamborghini vô phương đuổi theo xe đạp trong những con hẻm hẹp hay đường phố đông người.
 Phù hợp là quan trọng

14. Muốn sinh đứa con phải mang thai 9 tháng. Nhưng không thể chia ra cho 9 bà, mỗi bà 1 tháng được 
➨ cái gì cũng có logic của nó, ko phải cái gì cũng có thể đốt cháy giai đoạn.

DOANH NGHIỆP ĐƯỢC BÁO LỖ TRONG BAO NHIÊU NĂM?

Đỗ Huy 11:24 Thêm bình luận

DOANH NGHIỆP ĐƯỢC LỖ BAO NHIÊU NĂM???

doanh nghiep duoc lo bao nhieu nam

Những doanh nghiệp mới thành lập, doanh thu thường thấp, những khoản chi phí trong doanh nghiệp thường cao nên doanh nghiệp có thể bị lỗ trong những năm đầu. Vậy doanh nghiệp sẽ được phép lỗ trong bao nhiêu năm? Kế toán Centax xin chia sẻ cùng các bạn bài viết Doanh nghiệp được phép lỗ trong bao nhiêu năm?

1. Quy định của Luật phá sản.

Căn cứ Luật Phá sản số 51/2014/QH13 tại Điều 4 quy định như sau:
“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Căn cứ theo quy định trên thì doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán tức là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Như vậy luật phá sản không quy định doanh nghiệp bị lỗ trong bao nhiêu năm thì bị tuyên bố phá sản mà chỉ quy định những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì bị phá sản.

2. Quy định của pháp luật thuế.

Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 9 quy định việc xác định lỗ và chuyển lỗ như sau:
“1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
…..
Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.”

Căn cứ theo các quy định trên thì doanh nghiệp có số lỗ phát sinh trong kỳ thì được chuyển lỗ liên tục, thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ, nếu có số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo.

Tuy nhiên có nhiều bạn hiểu lầm là doanh nghiệp được phép chuyển lỗ trong vòng 5 năm nên được phép lỗ trong vòng 5 năm. Thực tế không có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp được phép lỗ trong bao nhiêu năm.

Kết luận: Pháp luật không quy định doanh nghiệp được phép lỗ trong bao nhiêu năm. Tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để doanh nghiệp xác định lỗ lãi của mình

Đây cũng là cơ sở để chúng ta tiếp cận một chân lý trong tài chính doanh nghiệp: ” Tiền mặt quý hơn lợi nhuận”. Bởi vì: Doanh nghiệp lỗ trong bao nhiêu năm, cũng không bị bắt đóng cửa. Nhưng nếu doanh nghiệp không có tiền để trả lương, mua vật tư, trả nợ tới hạn… thì nguy cơ bị đóng cửa rất cao.

3. Một số lưu ý

Theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT­BTC từ quý 4/2014, doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý, nhưng vẫn phải nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý nếu có phát sinh.

1. Nếu số thuế tạm nộp (hàng quý) thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán. Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

2. Nếu số thuế dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Ví dụ :
Năm 2015, Công ty A đã tạm nộp thuế TNDN là 100 triệu đồng. Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 150 triệu đồng, tăng 50 triệu đồng.
– 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 150 x 20% = 30 triệu đồng.
– Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 50 triệu – 30 triệu = 20 triệu đồng.

Kết luận:
– Công ty phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 50 triệu đồng. Đồng thời, Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 20 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 (từ ngày 31/1/2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu.
– Số thuế chênh lệch còn lại (là 50 – 30 = 20 triệu đồng) mà Công ty chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2016) đến ngày thực nộp số thuế này.