Hiển thị các bài đăng có nhãn Excel kế toán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Excel kế toán. Hiển thị tất cả bài đăng

File Quản Lý Nhập Xuất Tồn Bằng Excel Miễn Phí

Đỗ Huy 08:38 Thêm bình luận

VINACOM chia sẻ cho bạn File Quản Lý Nhập Xuất Tồn Bằng Excel Chuyên Nghiệp nhưng lại miễn phí 100% – Giúp bạn làm chủ kho hàng


Quản lý Nhập Xuất Tồn là một trong những hoạt động quan trọng của mọi cửa hàng/công ty/đại lý nhằm kiểm soát được số lượng hàng hóa cũng như hỗ trợ đưa ra hướng phát triển trong kinh doanh hợp lý. Một trong những phương pháp được nhiều chủ áp dụng khi quản lý nhập xuất đó là sử dụng mẫu file Excel quản lý nhập xuất tồn. Để có được một phần mềm quản lý nhập xuất tồn thì bạn sẽ phải tốn khá là nhiều tiền trong những việc như sau:

Phí đăng ký phần mềm mua lần đầu
Phí Gia hạn phần mềm
Phí nâng cấp phần mềm
….
Hiện nay, một số công ty phần mềm kế toán nổi tiếng dành riêng cho những doanh nghiệp có mức doanh thu lớn, những công ty có nhiều chi nhánh & trụ sở thì việc sử dụng các phần mềm kế toán như MISA, Bravo… là thực sự cần thiết nhằm tránh thất thoát cũng như rủi ro về tài sản. Nhưng ở đây nơi bạn đang làm việc là một công ty vừa & nhỏ thì số lượng hàng hóa nhập xuất tồn hạn chế thì File quản lý nhập xuất tồn bằng Excel miễn phí do VINACOM chia sẻ này sẽ là một trong những giải pháp tối ưu hàng đầu cho bạn – cho tôi & cho mọi kế toán văn phòng.

Có thể bạn sẽ quan tâm:


Hãy cùng VINACOM tìm hiểu qua về phần mềm quản lý nhập xuất tồn bằng Excel này nhé!

1. Mẫu file quản lý nhập xuất tồn bằng Excel


1.1 Giao diện chính của File nhập xuất tồn

quản lý nhập xuất tồn bằng excel
File quản lý nhập xuất tồn bằng excel miễn phí

Để quản lý hàng hóa bằng Excel, điều đầu tiên người dùng cần làm đó là thiết kế và nhập số liệu trong file Excel. Giao diện quản lý hàng hóa bao gồm: in Phiếu nhập, in phiếu xuất, Tổng hợp NXT, Thẻ kho, Tổng hợp doanh thu theo từng mặt hàng, chi tiết doanh thu theo mặt hàng, tổng hợp doanh thu theo khách hàng, chi tiết doanh thu theo khách hàng, tổng hợp doanh thu theo nhân viên, tổng hợp mua vào theo nhà cung cấp, chi tiết mua vào theo nhà cung cấp.

1.2 – Hướng dẫn sử dụng File quản lý nhập xuất tồn bằng Excel


Để sử dụng tốt File quản lý hàng hóa nhập xuất tồn này, các bạn có thể mở file NXT ra xem trong phần hướng dẫn sử dụng. Tại vài viết này chúng tôi chỉ viết sơ lược về các sử dụng File Excel để các bạn nắm rõ phần cơ bản:
– Nguyên tắc đánh phiếu Nhập kho:
+ Bắt đầu bằng NK
+ Gơi ý: Theo cấu trúc: NK-tháng-số
+ Ví dụ: NK01001; NK02001
– Sheet TỔNG HỢP NXT
– Tạo mã nguyên liệu, hàng hóa , và nhập số dư đầu kỳ ở sheet TỔNG HỢP NXT
– Cập nhật số dư đầu năm
Sheet data NXT
– Các cột tô màu là công thức có sẵn , không được xóa
– Cập nhập thông tin Nhập – xuất
– In phiếu xuất kho ở sheet Phiếu Xuất
– In phiếu nhập kho ở sheet Phiếu nhập
– In thẻ kho ở sheet Thẻ kho: Chọn MÃ VẬT TƯ, HÀNG HÓA Ở Ô C7. Lưu ý: bỏ Blanks ở ô H17 trước khi in.

1.1. Các số liệu có trong file Excel quản lý nhập xuất tồn:


Một bảng Excel quản lý kho cần có:
Bảng nhập số liệu: Ngày ghi sổ, chứng từ, mã hàng hóa, số lượng nhập.
Sổ kho: Số thứ tự, sản phẩm, tồn đầu ngày, nhập trong ngày, xuất bán trong ngày, tồn cuối ngày.
Báo cáo nhập xuất tồn: Mã hàng hóa, tên hàng hóa, đơn vị tính, dư đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ, tồn cuối kỳ.
Sổ chi tiết hàng hóa: Chứng từ, diễn giải, tài khoản đối ứng, đơn giá, xuất, nhập, tồn.
Sổ kho để in: Ngày, chứng từ, nội dung, nhập xuất tồn (số lượng, giá tiền).
Mẫu phiếu nhập kho – xuất kho: Số thứ tự, tên, nhãn hiệu, phẩm chất hàng hóa/vật tư, mã số, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền.

2 – Những lưu ý khi sử dụng File quản lý nhập xuất tồn bằng Excel


Để quản lý nhập xuất tồn bằng Excel miễn phí mang đến hiệu quả cao nhất bạn cần lưu ý một số vấn đề sau.

2.2. Phải có kiến thức về Excel


Một điều lưu ý khi sử dụng mẫu quản lý nhập xuất tồn bằng Excel đó là người dùng phải có kiến thức nhất định về Excel bởi các hàm tính toán cũng như thao tác trong phần mềm khá phức tạp. Nếu không nắm vững kiến thức về Excel các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng Excel để quản lý kho.
Thao tác xử lý tập tin
Thao tác định dạng và thiết kế bảng tin
Thao tác về dữ liệu
Các hàm IF, COUNIF, SUMIF, SUBTOTAL, VLOOKUP, SUM, AVERAGE,…

2.3. Những lưu ý khác

Chú ý khi nhập các hàm tính để tránh lỗi sai cơ bản như lỗi về giá trị hay lỗi tham chiếu.
Chỉnh độ rộng trước khi viết hàm.
Sử dụng tính năng bảo mật để hạn chế sự xâm nhập của người ngoài vào dữ liệu.
Cẩn thận khi nhập dữ liệu, tránh các sai sót hay nhầm lẫn.

3. Những rủi ro khi quản lý kho bằng Excel


File Excel quản lý toàn diện kho hàng hóa là một phương pháp quản lý kho được khá nhiều kế toán viên ưa chuộng và sử dụng vì nó miễn phí & nhẹ. Tuy khá đơn giản và dễ sử dụng nhưng quản lý hàng hóa trong kho bằng Excel ẩn chứa nhiều hạn chế, khiến việc quản lý đôi khi rất bất tiện và khó khăn. Bạn cần phải nắm rõ những rủi ro sau đây để tránh bị tình trạng đáng tiếc xảy ra.

3.1. Nhập liệu thủ công, mất thời gian, dễ sai sót, nhầm lẫn


Khi quản lý nhập xuất tồn hàng hóa bằng Excel, kế toán viên sẽ phải nhập liệu thủ công trên file. Điều này rất dễ dẫn đến sai sót hoặc nhầm lẫn đặc biệt khi số lượng hàng hóa quá lớn. Nó có thể gây sai sót cho toàn bộ hệ thống, ảnh hưởng đến bộ phận kho cũng như bộ phận bán hàng. Bên cạnh đó cách nhập liệu này cũng gây mất thời gian, gây lãng phí nguồn lực.

3.2. Dữ liệu không được bảo mật, dễ mất


Do file Excel được lưu trữ trên máy tính dùng chung cho cửa hàng nên rất khó để bảo mật dữ liệu một cách hiệu quả. Hơn nữa, nếu trong quá trình làm việc, máy tính gặp trục trặc hoặc người dùng sơ ý thì việc mất dữ liệu hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, Excel không có tính năng ghi nhớ thao tác nên chủ cửa hàng rất khó để xử lý và quy kết trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra.

3.3. Quản lý công nợ với nhà cung cấp dễ bị nhầm lẫn


Khi sử dụng file Excel để quản lý nhập xuất tồn, thông tin không được lưu trữ thống nhất trên 1 file, vì vậy quản lý công nợ với nhà cung cấp sẽ rất dễ xảy ra nhầm lẫn. Tình trạng thiết sót hay ghi nhầm số liệu không còn quá xa lạ với người dùng file Excel. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc theo dõi và ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

3.4. Không cập nhật số liệu liên tục với các bộ phận khác


Tuy file Excel quản lý nhập xuất tồn đơn giản nhưng nó lại không hỗ trợ việc cập nhật số liệu liên tục với các bộ phận khác. Khi có sự thay đổi về hàng hóa trong kho, nhân viên kho sẽ phải kiểm kho mới có được số lượng chính xác để báo với các bộ phận khác. Chính vì vậy, công việc bán hàng đôi khi sẽ gặp phải bất tiện vì không cập nhật thông tin kịp thời.

Rồi, như vậy là đã xong bài giới thiệu về cách sử dụng file quản lý nhập xuất tồn cũng như những rủi ro thường gặp khi sử dụng. Sau đây, để tải file quản lý nhập xuất tồn bằng Excel


Nếu như bạn vẫn đang e ngại bởi một số những rủi ro trên khi sử dụng file excel này thì tôi vẫn khuyên các bạn sử dụng phần mềm kế toán Misa, Bravo…
Ở bài tiếp theo, VINACOM sẽ share cho bạn “phần mềm kế toán Misa Full Crack” cho bạn nào có nhu cầu sử dụng nhé!

Phần Mềm Quản Lý Thu Chi Bằng Excel

Đỗ Huy 12:20 Thêm bình luận

VINACOM xin chia sẻ với các bạn một phần mềm quản lý thu chi bằng Excel cực kỳ hữu dụng cho kế toán văn phòng


Xin chào các bạn!
Như các bạn đã biết Excel được biết đên là một công cụ sử dụng trong công việc quản lý kho hay làm phiếu thu chi vì nó Free 100%. Chính vì vậy hôm nay VINACOM xin chia sẻ với các bạn  file Excel quản lý thu chi hoàn toàn miễn phí. Một file Excel  đơn giản do VINACOM đem đến cho bạn với mong muốn nó sẽ là phần mềm hỗ trợ quản lý thu chi bằng Excel, sổ quỹ tiền mặt in phiếu thu chi bằng excel giúp bạn quản lý thu chi doanh nghiệp hiệu quả hơn.
phan mem quan ly thu chi bang excel
File quản lý thu chi bằng Excel

Để sử dụng phần mềm quản lý thu chi bằng Excel này, Hãy cùng VINACOM tìm hiểu rõ hơn về phương pháp quản lý thu chi bằng Excel dưới đây để theo dõi và kiểm soát thu chi hợp lý nhất nhé.

1. Ưu nhược điểm và những nội dung có trong file quản lý thu chi bằng Excel


1.1. Ưu nhược điểm khi sử dụng Excel quản lý thu chi


Quản lý thu chi tiền mặt bằng Excel không chỉ có thể theo dõi thu chi của các công ty mà còn phù hợp cho các cá nhân khi kiểm soát chi tiêu của bản thân. Phương pháp này khá được ưa chuộng bởi những lợi ích thiết thực đưa đến khi quản lý thu chi:

Thống kê thu chi chi tiết theo từng hạng mục qua từng ngày, từng tuần, từng tháng giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý, đánh giá tình hình thu chi.
Số liệu chính xác, rõ ràng giúp lên kế hoạch thu chi khoa học và hiệu quả hơn.
Tạo báo cáo tổng hợp tình hình chi tiêu hàng tháng cũng như báo cáo so sánh chi tiêu thực tế so với kế hoạch giúp cân đối thu chi hợp lý nhất.
Có thể chủ động trong việc cập nhật số liệu nhanh chóng và thêm bớt danh mục.
Chi phí đầu tư và sử dụng thấp.

1.2. Những hạn chế khi sử dụng Excel quản lý thu chi


Để quản lý thu chi bằng Excel, người dùng phải am hiểu và thành thạo sử dụng Excel bởi các hàm và công thức của nó sẽ khá phức tạp.
Khi phải quản lý quá nhiều thông tin, phần mềm sẽ gặp tình trạng chậm và thiếu linh hoạt trong việc thống kê, theo dõi.
Khó phân tích thống kê mang tính quản trị trên Excel vì vậy nó chỉ phù hợp cho những doanh nghiệp mới thành lập, quy mô nhỏ.
Tính bảo mật không cao, dễ dàng xảy ra hiện tượng thất lạc file.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng phiếu thu & phiếu thu bằng thủ công thì hãy xem qua những sản phẩm khác tại đây:

 Phiếu Thu – Phiếu Chi

2. Những nội dung có trong phần mềm quản lý thu chi bằng Excel


Để xây dựng một mẫu file Excel quản lý thu chi công ty hay cá nhân hiệu quả, người dùng cần có những nội dung sau trong file:

Thông tin về chứng từ: Số thứ tự, ngày tháng (đối với thu chi công ty)
Thông tin về giao dịch: Họ và tên người thực hiện, nội dung giao dịch (đối với thu chi công ty)
Thông tin về tài khoản phát sinh: Thu/chi, nội dung, số tiền, ghi chú (nếu có)

Nếu như bạn cảm thấy phần mềm quản lý thu chi bằng Excel này hữu dụng & cần thiết thì hãy Download File về máy & sử dụng nhé!


Quản lý thu chi là một trong những yếu tố quan trọng trong công việc kinh doanh cũng như trong đời sống hàng ngày. Việc sử dụng mẫu file Excel quản lý thu chi sẽ giúp người dùng theo dõi chi tiết và có được cái nhìn tổng quát về tình hình thu chi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn quản lý thu chi hiệu quả và dễ dàng hơn.

File quản lý Kho - Sổ kho

Chíp Việt 15:36 Thêm bình luận
Chương trình EXCEL – KHO V1.0
Tác giả: Dương Mạnh Quân – 0977.705.162 – duongquan211287@gmail.com


I. Tác dụng
- Quản lý Nhập – xuất – tồn kho
- Theo dõi trên nhiều đối tượng, nhiều kho
- Lập báo cáo tổng hợp NXT, sổ chi tiết NXT đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng
- Giao diện dễ sử dụng

II. Cách sử dụng
1.     Yêu cầu
-         Chỉ sử dụng ở phiên bản Excel 2010 trở lên.
-         Cho phép chương trình thực thi marco (lựa chọn enable marco hoặc làm theo hướng dẫn ở bài viết sau:
2.     Bắt đầu sử dụng
Khi mở file, bạn cần đăng nhập bằng tài khoản để vào chương trình.
Tên đăng nhập: admin
Mật khẩu: 123456
3.     Khai báo thông tin ban đầu
Bao gồm tên đơn vị và tên kho. Để chọn tên kho, bạn cần nhập danh mục kho trước, sau đó chọn kho sử dụng

Kế toán nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ

Chíp Việt 19:23 Thêm bình luận

Kế toán nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ

ke toan khach san, nha nghi
Kế toán khách sạn, nhà nghỉ

Mô tả:

+ Quản lý thông qua MENU. Tại MENU nhập 1 vài thông số cơ bản đặc trưng của đơn vị sử dụng: tên, người quản lý, đơn giá phòng nghỉ theo giờ, đêm, ngày, nghỉ thêm giờ...
+ Theo dõi doanh thu, lợi nhuận của phòng nghỉ (thời gian nghỉ), hàng hoá bán được
+ Theo dõi chi phí hoạt động: nhập hàng, chi phí giặt là, điện, nước, chi phí khác
+ Quản lý Nhập - xuất - tồn hàng hoá: đồ uống, thuốc lá, hàng hoá khác...
+ Danh mục hàng hoá: 500 mã hàng.
+ Theo dõi phòng nào còn trống, phòng nào đang sử dụng.
+ In biên lai thanh toán tự động. Chỉ cần chọn số phiếu rồi in (khổ A5)
+ Hàng ngày phát sinh việc thuê phòng, ghi tại mục Ghi sổ, gồm : Số phòng, ngày vào, giờ vào, ngày ra, giờ ra, loại hình thuê (theo giờ, qua đêm, thuê nhiều ngày). Số đồ cần giặt là, đơn giá giặt là.
    Khi phòng bắt đầu sử dụng (khi nhập thông tin về số phòng, giờ vào, ngày vào), sẽ tự động tạo ra 1 mã gọi là Mã phòng. Mã phòng là căn cứ theo dõi doanh thu, chi phí phát sinh của phòng đó. Mỗi lần thuê phòng sẽ có 1 mã. 1 phòng nếu thuê nhiều lần trong ngày sẽ có nhiều mã. Các mã này không trùng nhau.
+ Khi phát sinh nhập, xuất hàng hoá ghi tại mục Nhập xuất. Khi xuất hàng cần ghi theo mã phòng (phòng nào lấy hàng thì ghi theo mã phòng đó).

Tải về file tham khảo tại đây - tác giả: Dương Mạnh Quân

Xem hướng dẫn sử dụng file kế toán nhà nghỉ, khách sạn

File tham khảo là bản dùng thử, có hạn sử dụng đến 31/12/2014.